Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Xuất Êdíptô ký 8:1, 25-32: "CHÚNG TA HÃY THƯƠNG LƯỢNG"


Xuất Êdíptô ký 8:1; 25-32
CHÚNG TA HÃY THƯƠNG LƯỢNG
Phần giới thiệu: Một số người ở đây có lẽ còn nhớ một chương trình cũ chiếu trên TV trong nhiều năm có đề tựa là “Chúng Ta Hãy Thương Lượng”. Chương trình ra mắt vào tháng 12 năm 1963. Chương trình bao gồm những khách mời, trang phục không giống ai, trúng được nhiều thứ và được dành cho cơ hội đổi các thứ trúng được để lấy những món khác. Nếu họ muốn, họ có thể lấy những thứ mà họ đã trúng rồi và đem đổi những thứ mà họ không nhìn thấy. Đôi khi những thứ kín giấu kia ở đàng sau mấy cánh cửa hay trong mấy cái hộp và thí sinh phải đưa ra sự lựa chọn. Nếu họ chọn đổi các giải thưởng mà họ đã trúng rồi, họ sẽ nhận được thứ tốt hơn, hay họ sẽ nhận được một Zonk. Nghĩa là, họ sẽ ra về với thứ chi đó kém giá trị hơn. Chương trình đã thành công vì luôn luôn có ai đó sẵn sàng đưa ra một sự thương lượng. 
            Quí vị có thể tự hỏi, có việc gì phải lo liệu với phân đoạn Kinh thánh của chúng ta hay không!?! Phải, câu trả lời rất đơn giản. Chúa đã phái một người có tên là Môise xuống một nơi gọi là Aicập để trao đổi với một vị vua gọi là Pharaôn. Pharaôn đã bắt dân sự của Đức Chúa Trời làm nô lệ, họ là con cái của Israel, và Đức Chúa Trời muốn Pharaôn nên để cho họ đi. Khi Pharaôn từ chối không cho dân sự đi, Đức Chúa Trời đã giáng sự phán xét khủng khiếp trên Pharaôn và dân sự của ông trong hình thức 10 trận dịch. Trong suốt chuổi dịch lệ nầy, Pharaôn đã đề nghị để cho dân sự của Đức Chúa Trời ra đi. Nhưng, ông ta muốn họ phải ra đi theo các điều khoản của ông ta.  Bốn lần ông ta đề nghị để cho họ ra đi, song mỗi lần ông ta gắn vào một điều kiện và một sự thoả hiệp cho sự ra đi của họ. Ông ta nói với Môise: Ta biết Đức Chúa Trời bảo hãy để cho dân Ngài đi, Ta sẽ cho đi, nhưng trước tiên, chúng ta hãy thương lượng đã”. Ông ta muốn Môise và Israel phải đánh đổi những gì Đức Chúa Trời đã hứa với họ để lấy thứ chi đó kém cõi hơn.
            Giờ đây, quí vị có thể tự hỏi: Chúng ta phải làm gì với lời đề nghị như thế nầy? Một lần nữa, câu trả lời rất là đơn giản. Quí vị thấy đấy, trong Kinh thánh, có nhiều kiểu cách và biểu tượng lắm, nơi có thứ nầy đứng thay cho thứ kia, I Côrinhtô 10:6, 11. Pharaôn là khuôn mẫu cổ điển nói tới Ma Quỉ; Aicập là khuôn mẫu nói tới thế gian; Israel là khuôn mẫu nói tới hội thánh, hay những người đã được cứu bởi ân điển. Khi Chúa sai Thánh Linh Đức Chúa Trời đến để thuyết phục chúng ta rồi cứu vớt chúng ta; Ngài cũng kêu gọi chúng ta phải rời bỏ thế gian và ông chủ cũ của chúng ta, là Ma Quỉ, lại sau lưng, II Côrinhtô 5:17; 6:17.
            Nghe thì dễ đấy, nhưng mỗi lần chúng ta đụng chạm với Satan và thế gian, chúng ta sẽ thấy rằng hắn muốn chúng ta phải đưa ra một cuộc thương lượng với hắn. Nhưng, với Ma Quỉ, chẳng có một sự nâng cấp nào hết, chỉ có Zonks mà thôi. 
            Quí bạn của tôi ơi, Đức Chúa Trời muốn dẫn quí vị đến với một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh và phước hạnh. Ma Quỉ muốn đẩy quí vị vào chỗ đánh đổi các ơn phước của Đức Chúa Trời để lấy thứ rác rưỡi của đời nầy. Hắn sẽ đề nghị quí vị từng sự thoả hiệp theo ý của hắn hầu làm cho quí vị phải lạc sai.  Buồn thay, phần nhiều dân sự của Chúa lại sa vào mưu kế của Satan. Hôm nay, tôi muốn chỉ ra bốn đề nghị mà Pharaôn đưa ra cho Môise và Israel. Đây là một bức tranh rõ ràng nói tới những thoả hiệp mà Satan sẽ đề nghị với quí vị hòng gài bẫy quí vị, nếu hắn có thể. Ma Quỉ luôn luôn tìm kiếm ai đó bằng lòng đưa ra cuộc thương lượng. Hãy tiếp thu lẽ thật hôm nay, hắn ao ước muốn quí vị đem vàng ròng lấy đá sỏi và vinh hiển đổi lấy buồn rầu, khi tôi rao giảng về đề tài “Chúng Ta Hãy Thương Lượng”.

I. Thương lượng #1 – SAO CÁC NGƯƠI KHÔNG DÂNG CỦA LỄ TẠI ĐÂY?  (8:25-27)
A.  Pharaôn đề nghị: Chúng ta hãy thương lượng đi Môise, ngươi có thể hầu việc Đức Chúa Trời ngươi, nhưng ngươi không cần phải rời khỏi Aicập mà chi.  Hãy hầu việc Chúa, nhưng hãy làm việc ấy ở đây đi”.

            (Lưu ý: Đây chính là loại thương lượng đã đưa ra cho nhiều tín hữu. Ma Quỉ đến gần rồi hắn nói: “Chúng ta hãy thương lượng đi. Hãy bước tới trước và trở thành một Cơ đốc nhân nếu ngươi muốn, nhưng đừng thay đổi cách sống của ngươi mà chi! Ngươi có thể được cứu mà vẫn sống giống như bao người khác”).

B. Môise từ chối thương lượng của Pharaôn vì hai lý do:
1. Của lễ của họ sẽ làm mích lòng người Aicập.  Người Aicập xem trâu bò là thứ thú vật thiêng liêng. Con bò đực tiêu biểu cho thần Apis và con bò cái tiêu biểu cho nữ thần Hathor của họ. Nếu dân Do thái dâng các loài thú nầy làm của lễ tại xứ Aicập cho Đức Giêhôva, sẽ có nổi loạn và bạo lực cho xem. Người Aicập vốn không hiểu được sự thờ phượng của dân Israel.

            (Lưu ý: Không một điều gì đã thay đổi! Thế gian vốn không thể hiểu được sự thờ phượng của Cơ đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh. Rốt lại, họ thấy thập tự giá một biểu tượng cho một vụ bê bối và sự dại dột, I Côrinhtô 1:18. Đối với các tín hữu nổ lực thờ lạy Đức Chúa Trời bằng tâm thần và lẽ thật trước mặt thế gian sẽ tạo ra nhiều nan đề mà quí vị không thể tưởng tượng được. Tại sao chứ? Thuật ngữ thông dụng của thời đại là “khoan dung”. Chúng ta được đề nghị chấp nhận hạng người y như họ vốn có rồi khẳng định đặc điểm của họ chỉ ra họ là hạng người thể ấy. Chúng ta không cần phải sống hẹp hòi và không dung chịu. Tuy nhiên, sứ điệp của thập tự giá không phải là sứ điệp nói tới sự khoan dung; đó là sứ điệp mang tính cách phân rẻ mà thế gian không muốn nghe.
            Bây giờ, tôi nhận ra rằng có nhiều người đang nổ lực pha trộn các mục tiêu, âm thanh và cảm nhận thế gian với sứ điệp nói tới thập tự giá. Họ đang nổ lực thực hiện điều nầy để đem nhiều người về cho Chúa Jêsus. Và, tôi tin rằng có nhiều người đang thực thi điều nầy từ một động lực thanh sạch. Thế nhưng, vấn đề là đây: sứ điệp nói tới thập tự giá và âm nhạc, các phương pháp và phương tiện của thế gian thì y như dầu và nước. Chúng không sao trộn lẫn được!
            Satan sẽ nói cho quí vị biết, quí vị cũng có thể có Chúa Jêsus và thế gian nữa. Hắn là kẻ nói dối!  Quí vị một là vòng tay ôm lấy Chúa Jêsus và một mình Ngài thôi hoặc quí vị sẽ ôm lấy thế gian. Quí vị không thể làm tôi hai chủ được, Mathiơ 6:24. Nếu quí vị thực sự sống cho Chúa Jêsus, thì sự cam kết của quí vị với Chúa Jêsus sẽ gây mích lòng cho thế gian. Nếu quí vị kết ước với thế gian, thế thì lối sống của quí vị gây phiền lòng cho Chúa Jêsus. Buồn thay, chúng ta đang sống trong thời buổi mà khó tìm được hạng tín đồ trung tín lắm!)

            2. Đấy chẳng phải là điều Đức Chúa Trời đã truyền ra. Đức Giêhôva bảo Môise phải xuống Aicập và đem dân sự Ngài ra khỏi đó, Xuất Êdíptô ký 3:10. Bất kỳ điều chi kém hơn thế sẽ bị coi là đem mạng lịnh của Chúa ra mà thoả hiệp. Quí bạn tôi ơi, đấy đúng là đường lối của Ngài! Các tôi tớ của Đức Chúa Trời cần phải tự phân rẻ ra khỏi thế gian gian ác tội lỗi nầy, II Côrinhtô 6:17; II Côrinhtô 7:1; Thi thiên 1:1. Khi dân sự của Đức Chúa Trời tiếp tục xây bước họ đối với thế gian, điều đó chỉ ra đôi ba việc về cách họ nhìn xem Đức Chúa Trời!
1. Nói không nên vâng theo Đức Chúa Trời - I Samuên 15:22.
2. Nói Đức Chúa Trời chẳng tốt chi hơn các thần khác - Mathiơ 22:36-38
3. Nói Đức Chúa Trời sẽ cứu chúng ta, nhưng chúng ta có thể sống theo ý chúng ta muốn (Côlôse 3:5-9) (I Samuên 15:23) (Minh hoạ: Sự cứu rỗi và sự sống đời đời).
4. Nói thuộc về Đức Chúa Trời không tạo ra sự khác biệt nào trong đời sống của người tin Chúa - II Côrinhtô 5:17
C. Sự thực là, quí vị không thể có Đức Chúa Trời mà cũng có thế gian nữa được! Nhưng, Ma Quỉ sẽ đề nghị với quí vị cuộc thương lượng đó nếu quí vị đồng ý. Đừng vấp ngã vì cớ mưu mẹo của hắn, quí bạn của tôi ơi, trái táo đó có một con sâu! Nếu Israel nắm lấy cuộc thương lượng ấy, họ sẽ chẳng hề đem nó theo vào trong Đất Hứa. Nếu quí vị nắm lấy cuộc thương lượng đó, thế thì quí vị có thể quên, khi ấy quí vị có thể quên đi, sự đắc thắng, quyền phép và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đang ở trong đời sống của quí vị đó. 

II. Thương lượng #2 – SAO CÁC NGƯƠI KHÔNG Ở GẦN GẦN ĐÂY? (8:28)
A. Pharaôn đề nghị: Chúng ta thương lượng đi Môise, nếu các ngươi phải phân rẻ, thế thì đừng đi xa quá đấy nhé”.

         (Lưu ý: Một lần nữa, đây là cuộc thương lượng được đưa ra với nhiều tín hữu bởi kẻ thù. Hắn nói: “Chúng ta hãy thương lượng đi! Ngươi tiến lên phía trước rồi trở thành Cơ đốc nhân, song đừng đi quá xa nhé. Đừng cuồng tín quá đấy”).

B. Đây là sự thực của vấn đề; Satan sẽ cung ứng cho quí vị nhiều dây nhợ như quí vị muốn, bao lâu quí vị còn bám lấy sợi dây ấy! Hắn cũng như thế gian đều chẳng quan tâm một khi quí vị xưng mình được cứu hay chưa! Nhưng chẳng ai trong số họ muốn quí vị sống theo sợi dây đó! Một Cơ đốc nhân rẻ rúng là một sự gớm ghiếc cho thế gian - II Timôthê 3:12. Một Cơ đốc nhân trung thành là một mối đe doạ đối với Ma Quỉ.
C. Satan muốn chúng ta sống đời sống của chúng ta giống như thế gian ở chung quanh chúng ta. Hắn sẽ nói đại loại như sau: Được cứu, nhưng đừng thể hiện nhiều quá. Đừng tìm cách sống quá khác biệt với thế gian ở chung quanh ngươi. Đi nhà thờ vào sáng Chúa nhật, nhưng đừng đi hơn thế. Được cứu, nếu ngươi muốn, nhưng đừng nói về Jêsus ở sở làm hay ở trường học. Đừng ăn mặc khác biệt quá. Hãy nghe cùng thứ âm nhạc. Hãy làm cùng một số việc. Có Chúa Jêsus nếu ngươi muốn hắn, nhưng đừng quá cực đoan về việc nầy”.
            Tất nhiên, đây là loại thế gian xa rời đối với những gì mà Chúa mong muốn từ đời sống của chúng ta. Minh hoạ: Luca 14:26-27; Rôma 12:1; I Côrinhtô 6:19-20. Ngài muốn chúng ta phải sống hoàn toàn khác với thế gian ở chung quanh chúng ta. Khác biệt đến nỗi sẽ có một sự nhầm lẫn nơi chúng ta đang đứng. Ngài muốn đời sống của chúng ta phải là chứng nhân cho Ngài và cho sự vinh hiển của Ngài, Mathiơ 5:13-16; Philíp 1:27; I Têsalônica 2:11-12; Tít 2:10.  Tôi đang nói gì thế? Nếu quí vị đã được cứu, quí vị cần phải phân rẻ đối với thế gian một khi quí vị có thể! Minh hoạ: Các ngươi hãy đi, hãy đi, đi ra khỏi đó! Đừng động đến đồ ô uế, hãy ra khỏi giữa nó. Các ngươi là kẻ mang khí dụng Đức Giê-hô-va, hãy làm cho sạch mình! Êsai 52:11!
D. Đồng thời, Satan sẽ thử chính việc ấy ở quanh nhà thờ. Hắn sẽ nói cho quí vị biết rằng chúng ta cần phải trở thành hàng người tìm kiếm với sự tử tế. Hắn sẽ nói rằng chúng ta cần phải làm cho sứ điệp mềm mỏng hơn; hãy thay đổi âm nhạc; giảm năng lực đi và biết chắc người thế gian cảm thấy như ở nhà khi họ bước vào đây. Nhưng, chúng ta không cần tìm cách biến Chúa Jêsus, nhà thờ hay Tin Lành ra hấp dẫn hơn, chúng ta chỉ cần sống thực mà thôi! Chúng ta chỉ cần tẻ tách ra khỏi thế gian, mọi đường lối, thái độ của nó một khi chúng ta có thể.

III. Thương lượng #3 – SAO KHÔNG PHÂN GIA ĐÌNH CÁC NGƯƠI RA (10:7-11)

A.  Pharaôn nói: Chúng ta thương lượng đi Môise.  Ngươi có thể đem người lớn đi mà hầu việc Đức Chúa Trời, song hãy để lại phần kia của gia đình ở lại nhé”.

         (Lưu ý: Satan thử chính mưu mẹo đó với quí vị và tôi. Hắn sẽ nói: “Chúng ta hãy thương lượng đi.  Nếu ngươi muốn sống cho Đức Chúa Trời, thế thì cứ đi tới đi, nhưng đừng tìm cách thay đổi những người ở chung quanh ngươi. Tại sao ngươi không để phần gia đình còn lại kia ở đây”).

B. Tôi không biết quí vị có nhận ra vấn đề ấy hay chưa, nhưng Satan muốn có gia đình của quí vị kìa! Hắn muốn tàn phá gia đình đó, hủy diệt nó rồi đẩy nó vào Địa Ngục. Hắn không muốn quí vị có một gia đình Cơ đốc tin kính. Hắn không muốn quí vị làm chủ con cái của quí vị. Hắn muốn quí vị để cho chúng cứ đi hoang. Hắn muốn quí vị để mọi quyết định của cuộc sống lại cho chúng. Hắn muốn quí vị để cho chúng đi theo đường riêng của chúng. Nhưng, quí vị hiểu lẽ thật nầy tốt hơn rồi: Nếu quí vị trao con cái dấu yêu của mình cho thế gian, thế gian sẽ trao lại cho quí vị những kẻ tà giáo.
            Tương tự như vậy, Satan không muốn vợ chồng quí vị có nhau đâu. Hỡi quí ông, hắn muốn quí vị nheo mắt với người đàn bà khác kìa. Hỡi quí bà, hắn muốn quí vị thèm khát người đàn ông khác. Hắn muốn chia rẻ giữa hai người, khiến cho quí vị đánh nhau và xem nhau như kẻ thù, thay vì là bạn hữu và là người bạn đời. Hắn muốn chia rẻ quí vị, và trong một số trường hợp, hắn đã làm thế! Hôm nay sẽ là một ngày trọng đại cho quí vị để nắm lấy tay nhau, cùng nhau sấp mình xuống trước mặt Chúa, chữa lành những gì bị tan vỡ trong gia đình của quí vị!
C. Cha mẹ chớ không phải truyền hình, hệ thống học đường hay người đồng thời lo dạy dỗ con cái - Châm ngôn 6:22. Chúng phải bước đi trên con đường chúng ta chỉ cho chúng, song ít nhất huyết của chúng sẽ không ở trên tay của chúng ta. Chúng ta cần phải nói cho chúng biết những việc nào là sai trái và những việc sai trái cần phải dứt bỏ đi. Chúng ta cần phải quyết định điều chi được và điều chi không được thực thi ở trong gia đình của chúng ta. Cha mẹ chớ không phải con cái cần phải đặt ra những tiêu chuẩn và lập ra những luật lệ. (Minh hoạ: Con cái cần phải được dạy dỗ - Đạo, Ơn cứu rỗi, Sự vâng lời, v.v… Nếu chúng ta nuôi một đứa con cho Satan, chúng ta đã: 1. để cho một linh hồn bị đánh mất; 2. thêm một thân thể cho Địa ngục; 3. Bất kỉnh với Chúa; 4. Trao cho Satan sử dụng một chi thể của chính mình!)
D. Trong khi tôi còn giảng về đề tài nầy, tôi sẽ nói như sau: đàn ông cần phải nắm lấy quyền lãnh đạo trong gia đình. Đàn ông cần phải lãnh đạo gia đình mình xa rời đối với thế gian rồi bước vào con đường công bình. Thưa ông, Đức Chúa Trời đã đặt ông làm đầu trong gia đình của ông, Êphêsô 5:23. Ông có trách nhiệm phải nêu gương. Ấy chẳng phải trách nhiệm của vợ ông đang xa rời hội thánh đâu, mà đó là trách nhiệm của ông đấy! Dẫn dắt gia đình và gia đình đi trong đường ngay lẽ phải chính là trách nhiệm của ông đó! Đây là một trách nhiệm quan trọng và là trách nhiệm mà chúng ta cần phải xem trọng.
E. Giờ đây, tôi nhận ra có mấy quí bà đang có người bạn đời không lãnh dạo gia đình. Thưa quí bà, quí vị hãy sống đời sống mình cho Chúa Jêsus, làm hết sức mình quí vị có thể để dạy dỗ con cái và sống cho Chúa Jêsus ở trước mặt chúng. Tôi tin Đức Chúa Trời sẽ tôn vinh nổ lực của quí vị, trong thì thuận tiện của  Chúa và theo đường lối của chính Ngài. Kinh thánh kêu gọi quí vị hãy sống sức mình cho Ngài, I Phierơ 3:1-4.

IV. Thương lượng #4 – SAO CÁC NGƯƠI KHÔNG GIAO NỘP TÀI SẢN CỦA CÁC NGƯƠI? (10:24-26)
A. Pharaôn nói:Chúng ta hãy thương lượng đi Môise.  Nếu ngươi muốn hầu việc Đức Chúa Trời, thì cứ đi đi, những hãy để tài sản lại đàng sau. Chỉn bản thân ngươi hãy ra khỏi Aicập thôi, nhưng hãy để tiền bạc của các ngươi lại đây”.

         (Lưu ý: Đây chính là cái bẫy mà nhiều người rơi vào. Satan nói: “Nếu ngươi muốn trở thành Cơ đốc nhân, thì cứ tiến lên phía trước rồi trở thành Cơ đốc nhân, nhưng hãy để lại mọi tài nguyên của ngươi trong thế gian. Nếu ngươi muốn dâng tấm lòng ngươi cho Đức Chúa Trời, hãy đi đi, nhưng hãy dành sự sống của ngươi cho thế gian”).

B. Các bầy gia súc của Israel tiêu biểu cho của cải đời nầy của họ. Pharaôn muốn Môise và Israel để lại mọi của cải của họ lại sau lưng. Khi Môise nghe lời đề nghị của ông ta, ông đã từ chối lời đề nghị ấy. Ông nói:Chúng tôi đem theo hết mọi thứ. Chúng tôi không để cả cái móng ngựa lại sau lưng. Chúng tôi đem theo hết mọi thứ chúng tôi có vì chúng tôi sẽ không biết cho tới chừng nào chúng tôi tới đó thì mới biết Đức Giêhôva muốn chúng tôi phải dâng thứ chi cho Ngài. Và, những gì chúng tôi có đã được Chúa ban cho chúng tôi và mọi thứ ấy không nằm trong quyền sử dụng của ông!
C.  Sự thể đáng buồn lắm, nhưng có nhiều người sa vào cuộc thoả hiệp nầy của Ma Quỉ trong thời của chúng ta. Nếu chúng ta đã được cứu, chẳng có một thứ gì hắn có thể làm về sự cứu đó, nhưng nếu hắn có thể, hắn sẽ tìm cách giữ lấy mọi thứ mà chúng ta đã đầu tư trong thế gian. Và đáng buồn lắm, có nhiều người chẳng còn gì hết sau khi thế gian lấy hết mọi thứ từ nơi họ. Chúng ta sẽ làm như Môise và từ chối không để lại bất cứ thứ gì chúng ta có trong thế gian. Quí bạn ơi, Đức Chúa Trời phải có mọi sự đó! Ngài muốn mọi sự chúng ta đang có. Ngài muốn thì giờ của chúng ta, một phần mười của chúng ta, cùng các ta-lâng của chúng ta nữa. Không những Ngài muốn phần mười, Ngài muốn đủ hết mười phần kia! Ngài muốn 10% và Ngài muốn nói cho chúng ta biết những gì phải làm với 90% nọ nữa là! Trong phần phân tích sau cùng, Đức Chúa Trời muốn quí vị đấy; hãy khoá hết mọi thứ lại đi. Khi Ngài có quí vị rồi, và mọi sự quí vị sống, động và có, Ngài mới thoả lòng. Khi Ngài có quí vị, quí vị sẽ có những gì quí vị cần để sử dụng qua cuộc đời nầy, Mathiơ 6:33.
E. Chúng ta phải ý thức, chúng ta chẳng để lại thứ gì sau lưng cho Satan sử dụng. Đừng để lại tiền bạc của quí vị; hãy dùng nó cho sự vinh hiển của Chúa. Hãy tránh né cái bẫy nợ nần mà nhiều người đã sa vào đó.  Đời sống của họ thật nặng nề và trầm hẳn xuống đến nỗi họ chẳng có gì để lại cho Chúa. Hãy tôn kính Chúa với tiền bạc và Ngài sẽ chúc phước cho đời sống của quí vị, Malachi 3:8-10.

            (Lưu ý: Nhiều người xét đoán hội thánh và nói: “Mọi sự họ thực sự mong muốn là tiền bạc của tôi thôi”. Sự thực là quí vị ơi; chúng tôi không muốn tiền bạc của quí vị đâu.  Người ta cần tiền bạc để vận hành trong hội thánh, và thật nhiều tiền nữa kia. Nhưng, số tiền ấy đến từ sự dâng hiến trong ý chí tự do của những người kính mến Chúa. Tiền bạc ấy không đến từ việc kinh doanh, buôn bán và rửa xe đâu. Nó đến từ những người nhận biết rằng mọi sự họ có đều là ân ban đến từ Chúa và họ muốn tôn vinh Ngài  bằng cách đầu tư vào công việc của Nước Trời. Nhưng, nếu quí vị xem tiền bạc quí vị có là tiền bạc của quí vị, sao quí vị không giữ hết số tiền ấy lại? Rốt lại, vì “Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòngII Côrinhtô 9:7. Ngài muốn người ta dâng hiến cho công việc Ngài, vì họ yêu mến Ngài nhiều hơn là họ yêu mến của cải của họ. Nếu quí vị miễn cưỡng dâng hiến, hoặc nếu quí vị không muốn dâng hiến, hay chuyển hướng nó vì quí vị không thích cách nó được sử dụng, khi ấy quí vị chẳng có dâng hiến gì cả thảy.  Chúa sẽ chăm sóc cho hội thánh của Ngài, và Ngài sẽ chăm sóc Hội thánh qua những người kính mến Ngài).

            Nhưng, không những chỉ có tiền bạc thôi đâu. Đừng để cho thế gian có được tiền bạc, sự chú ý, thì giờ, con cái của quí vị, không một thứ chi hết! Khi chúng ta chạm trán với Satan cùng nước của hắn, chúng ta cần phải rút ra hết một cách trọn vẹn và hoàn toàn. Nếu chúng ta để lại bất kỳ của cải nào trong thế gian, sẽ có một sự lôi kéo trong tấm lòng của chúng ta về thế gian, Mathiơ 6:19-21. Tấm lòng của chúng ta đang ở đâu hôm nay? Quí vị đầu tư mọi sự ở chỗ nào thì mới đúng là vấn đề?

Phần kết luận: Kinh thánh thuật lại một câu chuyện nói tới hai anh em tên là Giacốp và Êsau. Êsau là anh cả và vì thế được phần bằng hai trong tài sản của cha mình và anh ta sẽ là đầu của gia đình khi cha của anh ta qua đời. Một ngày kia, Êsau ra ngoài đồng đi săn rồi khi trở về nhà, anh ta đói bụng lắm. Em của anh ta là Giacốp đang nấu canh. Khi Êsau hỏi xin tô canh ấy, Giacốp nói: Chúng ta hãy thương lượng đi. Anh trao cho tôi quyền trưởng nam thì tôi sẽ trao cho anh tô canh nầy”. Chỉ có kẻ dại dột mới nhìn vào cuộc thương lượng như thế, nhưng Êsau đã làm theo cuộc thương lượng đó rồi trao cái thứ vô giá kia đi để lấy tô canh phạn đậu. Anh ta đã xem khinh quyền trưởng nam của mình và đã trả một cái giá thật khủng khiếp.
            Tôi e rằng có nhiều người phạm phải sai lầm cùng một việc như thế! Họ đã nghe Ma Quỉ nói: Chúng ta hãy thương lượng đi. Và, họ đã đánh đổi cái thứ quí giá để lấy cái thứ chẳng có giá trị chi hết.  Họ đã để lại phần lớn tài sản của họ trong thế gian. Họ đã đánh đổi phần làm chứng của họ để lấy những lời hứa sáo rỗng và những năm tháng lãng phí. 
            Phải, điều đó có thể được thay đổi hôm nay. Nếu quí vị đã thực hiện một cuộc thương lượng với Ma Quỉ và mọi sự không được trôi chảy ở trong lòng và trong cuộc sống của quí vị, quí vị cần phải sửa soạn lại hôm nay. Nếu quí vị chịu đến với Ngài, Ngài sẽ tha thứ cho quí vị và thanh tẩy quí vị. Ngài sẽ phục hồi lại đời sống của quí vị. Nếu quí vị đã nghe theo mọi lời dối trá của Satan và không nghe theo Chúa Jêsus để được cứu, quí vị có thể làm như thế hôm nay. 
            Quí bạn ơi, làm ơn đừng sa vào bẫy dò của Satan. Hãy đến với Đức Chúa Cha hôm nay và Ngài sẽ để cho quí vị đánh đổi những gì Ma Quỉ đã trao cho quí vị để lấy một thứ còn quí báu hơn cả vàng ròng.



Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Xuất Êdíptô ký 6:1-8: "CÁC PHƯỚC HẠNH CỦA MỘT DÂN ĐƯỢC CHUỘC"


Xuất Êdíptô ký 6:1-8

CÁC PHƯỚC HẠNH
CỦA MỘT DÂN ĐƯỢC CHUỘC

Phần giới thiệu:  Tiếng quất cây roi da của viên đốc công kể lại toàn bộ câu chuyện.  Dân Israel đã bị làm nô lệ trong xứ Aicập. Họ đã làm nô lệ trong 400 năm và tưởng chừng như họ sẽ cứ mãi như thế cho đến đời đời. Mười ngàn tổ phụ họ đã chào đời, đã sống và đã chết khi làm nô lệ trong xứ Aicập. Thế rồi, một ngày kia, có người tên là Môise xuất hiện; người đã chào đời vào một trong những gia đình nô lệ nghèo khó trong xứ Aicập ấy. Một nô lệ đã từng làm con nuôi trong nhà của Pharaôn, những ông hãy còn là dòng dõi của hàng nô lệ. Một người trong số đồng bào của họ! Ông đến với họ để nói cho họ biết những câu chuyện về sự ông gặp gỡ Đức Chúa Trời của tổ phụ họ. Môise xưng mình đã gặp gỡ Đức Chúa Trời trên một trong những đỉnh núi của Sinai. Những mẫu chuyện của ông đều nói tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho họ và nói tới các chương trình lớn lao của Đức Chúa Trời giải phóng họ ra khỏi vòng nô lệ trong hiện tại. Lúc đầu, câu chuyện đấy rất phấn khích đối với dân Israel, họ nghĩ rằng họ sẽ được buông tha, song Pharaôn vốn chẳng thích thú cho lắm. Ông ta đã gia tăng công việc rồi ra lịnh cho các viên đốc công phải thật nghiệt ngã hơn lệ thường.  Hầu hết dân Israel đã đạt đến mức tin rằng Môise chỉ là một cụ già dại dột, là người tìm cách khiến cho dân sự phải chết mất. Thậm chí họ đã chia sẻ cảm xúc của họ với Môise, Xuất Êdíptô ký 5:20-21. Đổi lại, Môise trình mọi lời ta thán của họ lên trước mặt Đức Giêhôva. Đáp lại, Đức Chúa Trời đưa ra cho dân Israel một lời hứa thật tuyệt vời. Khi quí vị đọc phần đáp ứng của Chúa cho dân sự Ngài, quí vị sẽ thấy có 7 câu nóiTa sẽ do Chúa đưa ra. Đây là những việc mà Ngài dự định làm vì ích cho họ. Khi các lời hứa nầy được xem xét, thì rõ ràng là chúng phải đem đến hy vọng ở trong tấm lòng của dân sự Đức Chúa Trời. Hết thảy chúng đều nói tới Các Phước Hạnh Của Một Dân Được Chuộc.
            Tôi muốn chính chúng ta hãy nhìn vào các phước hạnh ấy sáng nay. Trong khi chúng ta chẳng phải là dân Israel, các lời hứa được lập với họ có phần ứng dụng cho những ai được cứu bởi ân điển sáng nay. Vì vậy, trong khi Đức Chúa Trời ban cho tôi sự tự do, tôi muốn rao giảng trong thì giờ nầy về tư tưởng Các Phước Hạnh Của Một Dân Được Chuộc. Các phước hạnh mà những người đã được cứu thưởng thức có thể được thấy trong những câu nói Ta sẽ của Đức Chúa Trời. Nếu quí vị đã được chuộc sáng nay, những ơn phước nầy sẽ góp phần làm cho tấm lòng của quí vị được khích lệ và sẽ thách thức quí vị bước đi gần hơn với Chúa. Nếu quí vị chưa được cứu, tôi nguyện rằng chúng sẽ giúp cho quí vị nhìn thấy những những điều quí vị đang thiếu sót do chưa đến với Chúa Jêsus để được cứu. Hãy chú ý với tôi Các Phước Hạnh Của Một Dân Được Chuộc.

I. “TA SẼ” VỀ SỰ CỨU RỖI VÔ ĐIỀU KIỆN (câu 6)
A. Được cứu ra khỏi gánh nặng làm nô lệ Minh hoa: Tình trạng làm nô lệ rất nghiệt ngã trong xứ Aicập, Xuất Êdíptô ký 5:6-19. Đức Chúa Trời vốn biết hết mọi điều về tình trạng ấy rồi hứa sự giải cứu ra khỏi gánh nặng của họ.  (Minh hoa: Tội lỗi đem lại với nó nhiều hành trang lắm. Tội lỗi đem lại với nó sự sai trái, sự kết án trong tấm lòng, sự phân cách đối với Đức Chúa Trời, nó đem lại sự lừa lọc và tình trạng nô lệ, tội lỗi hoàn toàn đem lại với nó một cõi đời đời trong Địa Ngục. Chúa Jêsus đã hứa can thiệp vào đời sống của hết thảy những ai đến với Ngài bởi đức tin. Ngài hứa rằng Ngài sẽ giải phóng họ ra khỏi sự vấn vương của tội lỗi – Minh hoa: Một người mới – II Côrinhtô 5:17! Mọi sự gì nghịch cùng chúng ta giờ đây bị cất khỏi và chúng ta được buông tha khỏi nó – Côlôse 2:13-14! Chẳng có Địa ngục, chẳng có sự phán xét, và chẳng có một sự xét đoán nào dành cho những ai đã đến với Chúa Jêsus bởi đức tin! Chỉ có sự tự do, sự vinh hiển và mối tương giao với Giêhôva Đức Chúa Trời mà thôi!  (Minh hoạ: Tội lỗi qua đi rồi – Thi thiên 103:12; Êsai 38:17; 43:25; Giêrêmi 50:20; Michê 7:19; I Giăng 1:7!) Mọi sự đà thay đổi khi quí vị đến với Ngài! (Điều nầy tương xứng với án phạt của tội lỗi đã bị phá vỡ!)
B. Được cứu ra khỏi sự nô lệ cho tình trạng nô lệ Sự cứu rỗi của họ tạo ra nhiều sự tự do đối với các gánh nặng của họ. Các gánh nặng của họ sẽ bị cất đi hết và họ sẽ còn lại ở đó là hạng nô lệ trong xứ Aicập.  Không những Đức Chúa Trời thay đổi hoàn cảnh của ho, mà Ngài còn thay đổi lai lịch của họ nữa! Ngài đã phá vỡ xiềng xích trói buộc họ rồi để cho họ đi! Đây là điều mà Ngài cũng làm cho từng tội nhân nào tin cậy Ngài bởi đức tin để linh hồn được cứu. Không những Ngài cất đi quá khứ và lầm lỗi, mà Ngài còn bẻ gãy xiềng xích của tội lỗi ra từng mảnh rồi tái tạo tội nhân ra theo ảnh tượng của Ngài là một thánh đồ của Đức Chúa Trời! Sự cứu rỗi buông tha cho người được cứu, Giăng 8:36; Rôma 6:6-18! Đây là những gì Chúa Jêsus phán Ngài đã đến để làm mọi sự ấy, Luca 4:18! (Minh hoa: Buông tha vì Con của Nhà Vua đã chiếm lấy chỗ của tôi!) (Điều nầy sẽ nhắc cho chúng ta nhớ rằng Quyền Phép của tội lỗi đã bị phá vỡ rồi!)
C. Được cứu ra khỏi sự ngăn trở của tình trạng nô lệ Lời hứa của Đức Chúa Trời với họ, ấy là họ sẽ được chuộc (mua lại) ra khỏi tình trạng nô lệ bởi quyền phép toàn năng của Đức Chúa Trời. Đối với Israel, sự cứu chuộc nầy sẽ mặc lấy hình thức Chiên Con Lễ Vượt Qua, Xuất Êdíptô ký 12. Huyết ấy đánh dấu họ là một dân được chuộc và cứu họ ra khỏi quyền lực của dịch lệ bẻ gãy xương sống của Aicập và Pharaôn: sự chết của con đầu lòng. Về mặt biểu tượng, họ được mua lại cho Đức Chúa Trời bằng huyết của chiên con và bằng quyền phép của Đức Chúa Trời. 
Cũng một thể ấy cho từng người nào sẽ được cứu trong thời của chúng ta. Chỉ có một phương pháp sẵn có cho việc giải cứu linh hồn của quí vị! Phương thuốc chữa mà hạng tội nhân có cần vẫn là huyết của chiên con, I Phierơ 1:18-19! Tất nhiên, Chiên Con nầy chẳng ai khác hơn Đức Chúa Jêsus Christ, là Con của Đức Chúa Trời, Ngài đã chịu chết trên thập tự giá để chúng ta có sự sống! Nếu quí vị đã được cứu, hay nếu quí vị sẽ được cứu, vẫn phải do huyết của Chúa Jêsus và quyền phép của Đức Chúa Trời, Êphêsô 1:9. Đồng thời, không một chỗ nào cho thấy quyền phép của Đức Chúa Trời trông thấy rõ ràng hơn là sự biến đổi của tội nhân thành một thánh đồ!

            Quí vị đã kinh nghiệm sự vinh hiển của ơn cứu rỗi nhờ vào huyết của Chúa Jêsus chưa?

II. “TA SẼ” VỀ SỰ THOẢ LÒNG VÔ SONG (câu 7)
A. Thoả lòng vì được làm con nuôi Ngài – Đức Chúa Trời hứa với Israel rằng Ngài sẽ bắt lấy những nô lệ cũ kia rồi biến đổi họ thành dân sự Ngài. Họ sẽ là cơ nghiệp riêng của Ngài, Xuất Êdíptô ký 19:5; Phục truyền luật lệ ký 14:2; 26:18; Thi thiên 135:4.  Nghĩa là, trong mọi dân từng sống trên đất trong ngày ấy, chỉ một mình họ mới là dân sự của Ngài. Ngài sẽ có một mối quan hệ đặc biệt với họ. Sẽ có một sự gần gũi và tình trạng phước hạnh mà chẳng có một dân nào khác biết được. Tại sao lại có chỗ đứng đặc biệt nầy? Tại sao lại có sự tuyển chọn dân nầy? Vì, họ đã noi theo chương trình cứu chuộc của Ngài từng chữ một. Họ đã giao thác tương lai của họ cho huyết của chiên con. Họ đã tin theo Đức Chúa Trời, bởi đức tin, và Ngài đã tiếp nhận họ chỉ trên những cơ sở ấy! Đấy là lý do tại sao họ là một dân đặc biệt! Đấy là lý do tại sao Ngài xem họ là dân sự của Ngài.
         Đồng thời, việc ấy vẫn còn tác động hôm nay! Nếu một người muốn ở trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời, việc ấy sẽ không thông qua việc đi nhà thờ hoặc thực thi một số công việc tôn giáo đâu. Chương trình cứu rỗi không hề thay đổi. Hêbơrơ 9:22 chép: “…không đổ huyết, không có sự tha thứ”. Hạng tội nhân cũ được biến thánh hạng thánh đồ của Đức Chúa Trời chỉ do đặt đức tin nơi huyết đổ ra bởi Đức Chúa Jêsus Christ tại thập tự giá trên đồi Gôgôtha. Khi một người tin cậy nơi huyết, mà không tin vào một thứ gì khác, người ấy bước vào một mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. Giống như Israel được kêu gọi làm một dân thuộc riêng trong Cựu Ước, người được chuộc được gọi là một dân thuộc riêng trong Tân Ước – Tít 2:14; I Phierơ 2:9. Có phải quí vị là chi thể của tuyển dân không? Có phải quí vị đã dính dáng vào mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Cha qua huyết của Đức Chúa Jêsus Christ?
B. Thoả lòng vì được Ngài tán thưởng Không những Ngài hứa chấp nhận hạng người nầy cho chính mình Ngài, Ngài cũng hứa xác minh sự Ngài chấp nhận họ bằng cách bày tỏ ra quyền phép của Ngài vì ích cho họ nữa. Khi họ hành trình đến Đất Hứa, họ đã nhận lãnh nhiều ơn phước chỉ có thể đến với họ từ bàn tay của Đức Chúa Trời, trụ mây và trụ lửa, Biển Đỏ, Mana, nước chảy ra từ vầng đá, thắng hơn các kẻ thù, v.v… Sự tán thưởng của Ngài đối với dân Israel là một dân tộc đã được bày tỏ ra cho họ mỗi ngày!
         Đấy cũng là kinh nghiệm của những người biết tin cậy nơi Chúa Jêsus. Từng ngày một trong đời sống của chúng ta, chúng ta thưởng thức việc bày tỏ sự tán thưởng của Ngài nơi các ơn phước mà chúng ta đang thưởng thức trong vai trò con cái của Ngài, đây là lời hứa của Ngài, II Côrinhtô 6:16 và đây là những gì Ngài đang làm, Thi thiên 68:19. Đấy là lý do tại sao những ai nhìn biết Ngài và bước đi trong mối giao thông mật thiết với Ngài là một dân phước hạnh, thoả lòng. Đức Chúa Trời thật rất tốt lành đối với chúng ta từng ngày một trong đời sống của chúng ta! (Minh hoa: Các nhu cần Ngài làm thoả, những lời cầu nguyện Ngài đáp trả, những gánh nặng Ngài nâng đỡ, Ngài ban bố sự vinh hiển, Ngài cơi rộng mọi ân tứ, Ngài ban cho đủ ân điển, v.v…).

III. “TA SẼ” VỀ SỰ AN NINH KHÔNG DỨT (câu 8)
A. Một nơi ở được hứa cho Đây là hạng người mà Đức Chúa Trời đã hứa giải cứu họ. Ngài hứa giải phóng họ ra khỏi mọi gánh nặng và để cứu họ ra khỏi vòng nô lệ. Tuy nhiên, lời hứa của Ngài đã được kéo căng qua khỏi ý niệm đem họ ra khỏi. Lời hứa của Ngài với họ là đem họ vào nữa. Ngài không cứu họ để bỏ họ lang thang trong đồng vắng cho đến đời đời đâu. Ngài cứu họ ra khỏi vòng nô lệ để Ngài đem họ vào trong chốn hạnh phước. Ngài giải cứu họ để dấy họ lên! Lời hứa của Ngài mang ý tưởng giữ họ an toàn khi họ hành trình và đưa họ an toàn đến đất hứa. Và, đấy là những gì Ngài hứa Ngài giải cứu!
         Quí bạn ơi, chúng ta đang thưởng thức chính sự an ninh quí báu đó sáng nay! Đức Chúa Trời không cứu một người đơn độc trong chúng ta rồi để lạc lỏng giữa đường đâu! Ngài cứu chúng ta ra khỏi đời nầy để giải cứu chúng ta ra khỏi thế giới đó, và Ngài muốn nhìn thấy việc ấy một khi nó được thực hiện. Ngài sẽ không để lạc mất một người nào trong bầy chiên của Ngài trên đường về quê hương, Giăng 6:37-40; Giăng 10:28; I Phierơ 1:5. Nếu quí vị đã được cứu, quí vị đang trên đường về quê hương! Nếu quí vị chưa được cứu, thế thì quí vị cần phải lưu ý đến việc làm hoà lại với Chúa. Nếu quí vị đã khởi sự hành trình nhơn đức tin trong huyết đổ ra của Chúa Jêsus, thế thì quí bạn ơi, quí vị đang trên đường về quê hương đó!
B. Một cơ nghiệp được hứa cho Lời hứa của Đức Chúa Trời với Israel là về một đất, ở đó họ sẽ tận hưởng ơn phước tốt nhứt trong mọi phước hạnh của Đức Chúa Trời. Họ biết rõ Đất Hứa là một đất đượm sữa và mật, Xuất Êdíptô ký 3:8. Mục đích của Ngài trong sự cứu chuộc họ chưa hoàn tất với họ sau khi giải cứu họ ra khỏi vòng nô lệ. Sự cứu ấy chưa hoàn tất khi họ rời khỏi Aicập để vào trong đồng vắng. Sự cứu ấy chưa hoàn tất cho tới chừng nào họ đã đứng trên vùng đất mà Ngài đã hứa với các tổ phụ họ.  Chương trình của Đức Chúa Trời dành cho họ chưa hoàn tất cho tới chừng nào họ về đến quê hương an toàn!
            Ngài đã cứu chúng ta để đem chúng ta đến một nơi mà Ngài đã sửa soạn trên Thiên đàng, Giăng 14:1-3. Đây là một nơi được gọi là Thiên đàng, ở đó Ngài dựng nên nhà của Ngài, Khải huyền 22:1-5, và ở đó chúng ta sẽ vui hưởng một cõi đời đời vinh hiển không dứt trong sự hiện diện của Ngài, Khải huyền 21:4. Không những Ngài cứu chúng ta để chúng ta bỏ  đứt Địa ngục và tận hưởng sự thắng hơn tội lỗi; Ngài cứu chúng ta để một ngày kia chúng ta sẽ bước ra khỏi cuộc đời nầy rồi bước vào sự hiện diện của Ngài ở một nơi được gọi là Thiên đàng. Ngài đem chúng ta ra khỏi tình trạng vô vọng để đem chúng ta vào một cơ nghiệp đời đời! (Minh hoạ: Chỉ suy nghĩ Đức Chúa Trời tốt lành dường bao hôm nay khi chúng ta vui hưởng “của cầm về cơ nghiệp”, Êphêsô 1:14. Đúng y như là chúng ta kinh nghiệm việc mặt đối mặt với Ngài vậy! Khải huyền 4:1-11!)

Phần kết luận: Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì các phước hạnh của người được chuộc sáng nay! Còn quí vị thì sao? Có phải quí vị đang ở trong một địa vị để thành thực nói rằng quí vị đang tận hưởng điều tốt nhứt mà Đức Chúa Trời đã ban hiến cho quí vị hôm nay không? Quí vị đã được cứu chưa? Có phải quí vị đồng đi với Ngài như quí vị biết quí vị cần phải bước đi không? Có phải xiềng xích của tội lỗi đang siết chặt quanh cuộc sống của quí vị sáng nay không? Chúa Jêsus là Chìa Khoá để phong toả hết những xiềng xích ấy! Nếu quí vị nhận ra mình chưa song hành với những gì tôi đã rao giảng hôm nay, thế thì quí vị cần phải lo liệu việc ấy với Chúa sáng nay. Tôi biết Ngài đang phán với quí vị nếu tấm lòng của quí vị chưa ở chỗ mà nó đáng phải ở. Thắc mắc là, quí vị sẽ đáp ứng thể nào trước sự kêu gọi của Ngài?




Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Xuất Êdíptô ký 6:1-8: "Sự Cứu Giúp Thiên Thượng Cho Tấm Lòng Nặng Nề"


Xuất Êdíptô ký 6:1-8
SỰ CỨU GIÚP THIÊN THƯỢNG CHO TẤM LÒNG NẶNG NỀ
Phần giới thiệu: Một thanh niên đang tập huấn để trở thành một người lính nhảy dù. Trước lần nhảy thứ nhứt, anh ta được căn dặn như sau: Hãy nhảy khi có lệnh. Hãy đếm tới 10 rồi hãy kéo dây. Khi dù không mở, hãy kéo dây dù bụng. Khi anh đáp xuống đất, có một xe tải túc trực ở đó để đưa anh về lại căn cứ”.
            Anh thanh niên ghi nhớ mọi lời dặn dò nầy rồi trèo lên phi cơ. Chiếc máy bay lên cao cả ngàn feet và nhiều lính dù khởi sự nhảy. Khi anh thanh niên nầy được lệnh nhảy, anh ta liền nhảy ngay. Khi ấy, anh ta đếm đến 10 rồi kéo dây dù. Không có gì xảy ra. Chiếc dù của anh ta không mở ra được. Vì vậy, anh ta kéo dây dù bụng. Vẫn không có gì xảy ra. Không có cái dù nào hết.
            Anh thanh niên nói: Ô hay, tôi nghĩ chiếc xe tải cũng sẽ không có ở đó khi tôi tiếp đất!
            Đấy là loại nơi chốn mà dân Israel thấy mình ở trong đó. Họ đã ở trong xứ Aicập trong 400 năm. Họ đã bước vào xứ với sự ưu đãi, nhưng những ngọn gió nghịch cảnh bắt đầu thổi và Israel thấy mình làm tôi mọi cho người Aicập. Dưới quyền những tên cai phu độc ác, họ đã gánh chịu nổi khổ và sự lấn lướt triền miên. Trong cơn bối rối, dân sự kêu la với Chúa, Xuất Êdíptô ký 2:23-25. Đức Chúa Trời đã nghe thấu tiếng kêu la của họ và dấy lên một đấng cứu tinh. Đức Chúa Trời đã sai Môise đến, một kẻ trốn tránh luật pháp già nua 80 tuổi đến lãnh đạo dân Israel ra khỏi Aicập.
            Môise đến trong xứ Aicập, đối mặt với Pharaôn. Ông đòi hỏi sự phóng thích cho dân sự của Đức Chúa Trời, Xuất Êdíptô ký 5:1-5. Pharaôn từ chối mọi đòi hỏi của Môise rồi khiến cho gánh nặng còn tệ hại hơn nó có trước đó, Xuất Êdíptô ký 5:6-23. Israel đã sống nhọc nhằn đến chỗ phải tan vỡ. Họ xây sang Môise và Môise xây sang Đức Giêhôva. Khi ông xây sang Ngài, Đức Chúa Trời ban cho ông một số lời lẽ yên ủi từ thiên đàng đến cho dân Israel.
            Có thể lắm một số nhọc nhằn ở đây đã là gánh nặng cho chính đời sống của quí vị. Minh hoạ Những chiếc dù không mở và xe tải cũng không có. Nếu quí vị sống như thế, tôi tin lời lẽ trọng đại nầy cho dân Israel cũng có thể cung ứng cho quí vị một số hy vọng nữa đấy. Tôi muốn rao giảng về đề tài: Sự Cứu Giúp Thiên Thượng Dành Cho Tấm Lòng Nặng Nề. Tôi muốn quí vị biết rõ là Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi sự mà quí vị đang đối diện với trong cuộc sống. Ngài quan tâm và phân đoạn Kinh thánh nầy chỉ ra một số lãnh vực của đời sống chúng ta mà Ngài quan tâm đến. Tôi tin rằng quí vị sẽ nhận lấy sự cứu giúp mà quí vị có cần hôm nay. (Minh hoạ: Đức Chúa Trời quan tâm …)
I. ĐẾN THẤT BẠI CỦA QUÍ VỊ (câu 6)
(Minh hoạ: Israel đang ở dưới cả hai: gánh nặng và tình trạng nô lệ. Có một sự khác biệt!)
A.  Ngài quan tâm đến gánh nặng của quí vị Minh hoạ: Các gánh nặng của Israel. Gánh nặng là những việc gây rối reng cho chúng ta; lo âu, quan tâm, các nan đề của chúng ta. Hết thảy chúng ta đều có nhiều gánh nặng.
B.  Ngài quan tâm đến tình trạng nô lệ của quí vị Minh hoạ: Tình trạng nô lệ của Israel. Nô lệ là những thứ đang làm chủ chúng ta, dù đó là con người, các thứ vật chất, tội lỗi, hay các thái độ của chúng ta.
(Minh hoạ: Đức Chúa Trời quan tâm đến quí vị và về tất cả những việc làm gánh nặng cho quí vị và trói buộc quí vị trong cuộc sống của quí vị! Minh hoạ: I Phierơ 5:7 – Cụm từ “lo lắng” đề cập đến “mọi nổi sợ sệt và lo lắng” của chúng ta. Cụm từ ấy nói tới những thứ làm “gánh nặng” cho chúng ta. Chúng ta được mời hãy “trao” chúng cho Đức Giêhôva. Cụm từ “trao” có nghĩa là “ném”. Đây là một động từ và động từ nầy ở trong thì nhắm tới chỗ “trao một lần đủ cả”. Chúng ta được mời phải trao, một lần đủ cả, mọi lo lắng của chúng ta cho Chúa vì Ngài hay “săn sóc” chúng ta. Từ ngữ nầy có ý nói “có sở thích đến”. Đây cũng là một động từ và động từ nầy ở trong thì chỉ ra  “quan tâm và sở thích liên tục, không dứt”. Nói khác đi, Chúa quan tâm đến những gì đang tác động nơi quí vị, Hêbơrơ 4:15-16.
            Hãy học biết trao mọi điều quí vị lo lắng cho Ngài, Philíp 4:6-7! Ngài có thể nhấc gánh nặng của quí vị lên, Mathiơ 11:28. Ngài có thể phá vỡ mọi xiềng xích của quí vị, Giăng 8:36).
II. ĐẾN SỰ TỰ DO CỦA QUÍ VỊ (câu 6)
(Minh hoạ: Đức Chúa Trời hứa với Israel rằng Ngài sẽ đem họ ra khỏi Aicập rồi chuộc lấy họ. Ngài chuộc Israel bằng huyết của chiên con, Xuất Êdíptô ký 12. Ngài giải phóng chúng ta với huyết của Con yêu dấu Ngài, Hêbơrơ 10:10-14).
A.  Ngài giải cứu quí vị ra khỏi tội lỗi của quí vị (Minh hoạ: Israel đã sa vào trong tội lỗi). Nan đề lớn lao nhất của chúng ta là nan đề tội lỗi của chúng ta. Nan đề đó đã được giải quyết trong Chúa Jêsus. Đức tin nơi Ngài cung ứng sự thanh tẩy trọn vẹn, đời đời ra khỏi tội lỗi của chúng ta, Côlôse 2:13-14; I Giăng 1:7. Ngài có thể ban cho chúng ta quyền phép thắng hơn tội lỗi đang ngăn trở sự chúng ta ăn ở từng ngày một, Rôma 6:11-18.
B.  Ngài giải cứu quí vị ra khỏi tình trạng nô lệ của quí vị Chúng ta có thể là nô lệ cho tội lỗi, nhưng những thứ khác cũng có thể bắt chúng ta làm tôi mọi nữa. Chúng ta có thể bị làm tôi mọi cho các gánh nặng của chúng ta. Chúa Jêsus biết cách giải phóng chúng ta ra khỏi những việc cầm giữ chúng ta làm tôi mọi. Minh hoạ: Giống như Ngài đã mở các cửa ngục ra cho Phierơ, Công Vụ các Sứ Đồ 12; Ngài có thể mở toang các chấn song lo lắng và đau khổ rồi buông tha cho chúng ta được tự do. Minh hoạ: Ngay cả nếu Ngài không buông tha cho quí vị, Ngài có thể khiến cho quí vị được tự do trong hoàn cảnh của quí vị, Minh hoạ: 3 bạn Hêbơrơ; Đaniên; Hêbơrơ 13:5.
III. ĐẾN MỐI TƯƠNG GIAO CỦA QUÍ VỊ (câu 7)
(Minh hoạ: Đức Chúa Trời sẽ sử dụng những nổi khổ mà Israel đã đối diện với để đưa họ đến gần Ngài hơn. Họ sẽ nhìn thấy quyền phép của Ngài, kinh nghiệm sự bình an của Ngài, và nhìn biết sự hiện diện của Ngài. Ngài sẽ sử dụng mọi thử thách của chúng ta để kéo chúng ta đến gần với Ngài hơn).
A.  Ngài cung ứng mối tương giao cá nhân Đức Chúa Trời mong muốn sự mật thiết với dân sự Ngài. Những thử thách trong cuộc sống được dựng ra để đưa chúng ta vào hai cánh tay của Ngài. Ngài không tìm cách gây tổn thương cho quí vị đâu; Ngài đang ra sức gây dựng quí vị đấy. Đức tin được nắn đúc trên cái đe của nghịch cảnh. Ngài đang tìm cách dạy dỗ quí vị về sự hiện diện của Ngài, quyền phép của Ngài và sự bình an của Ngài. (Minh hoạ: Làm thế nào quí vị nhìn biết được Ngài sẽ dạy dỗ trừ phi Ngài đã dạy dỗ?)
B.  Ngài cung ứng mối tương giao đầy năng quyền Đức Chúa Trời chẳng để lại chút nghi ngờ nào trong đầu óc của họ, Ngài là Đức Chúa Trời của họ và Ngài đang vận hành vì ích cho họ. Nhiều phép lạ sẽ dời đi mọi hồ nghi về sự hiện diện của Ngài với dân sự Ngài. (Minh hoạ: Các phép lạ hết thảy chúng ta đã nhìn thấy trong đời sống của chúng ta.).
IV. ĐẾN TƯƠNG LAI CỦA QUÍ VỊ (câu 8)
(Minh hoạ: Các lời hứa của Đức Chúa Trời cho Israel không bị hạn chế trong sự giải cứu họ ra khỏi Aicập. Ngài lập với họ một số lời hứa quan trọng về tương lai của họ. Ngài cũng đã lập một số lời hứa long trọng với chúng ta về tương lai của chúng ta nữa).
A.  Ngài đã hứa tương lai của quí vị Minh hoạ: Lời hứa của Ngài với IsraelPhục truyền luật lệ ký  6:23. Chúng ta có cùng lời hứa ấy! Ngài đem chúng ta ra khỏi sự chết và tội lỗi để chúng ta có thể bước vào Thiên đàng của Ngài một ngày kia, Êphêsô 2:1-10.
B.  Ngài đã sửa soạn cho tương lai của quí vị Chúa hứa đất đai cho các vị Tộc trưởng. Đất đai đã được sửa soạn cho sự đến của Israel. Ngài đã sửa soạn một chỗ cho chúng ta gọi là Thiên đàng, Giăng 14:1-3; Khải huyền 21:1-22:5.
C.  Ngài đã bảo tồn tương lai của quí vị Ngay cả khi dân Canaan sinh sống trong xứ ấy thuộc về dân Israel. Khi họ đến, họ sẽ chiếm lấy làm của cải, mọi sự mà Chúa đã sửa soạn cho họ. Chẳng có một người Canaan nào trên Thiên đàng, nhưng phần đất ấy đã được bảo tồn cho chúng ta y như vậy, I Phierơ 1:4; Mathiơ 6:19-20.
Phần kết luận: Đức Chúa Trời quan tâm đến quí vị hôm nay. Ngài quan tâm nhiều đến quí vị hơn quí vị quan tâm nữa là. Giống như Ngài đã cảm động Israel thời xưa, Ngài sẽ cảm động quí vị. Đức Chúa Trời báo cho Môise biết rằng Ngài sẽ Cảm động với quyền phép, câu 1; Tỏ ra Thân Vị của Ngài, các câu 2-3; và Giữ Lời Hứa của Ngài, các câu 4-5. Ngài sẽ làm y như thế cho quí vị và cho tôi!
            Có một số việc khiến cho quí vị thấy sự nhọc nhằn không? Hãy trao chúng cho Ngài! Có một số việc đã trói buộc quí vị, phải không? Hãy nhìn xem Chúa và Ngài sẽ buông tha cho quí vị được tự do.
            Hỡi Hội thánh, Ngài quan tâm đến quí vị và về mọi sự mà quí vị đang đối diện với trong cuộc sống. Nếu có nhu cần, hãy đem chúng đến với Ngài và nhận lấy sự cứu giúp mà quí vị có cần hôm nay!